Bệnh tiêu chảy và những điều cần biết

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Bệnh tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tiêu chảy làm cho người bệnh mất một lượng đáng kể nước và muối. Hầu hết các trường hợp đều khỏi mà không cần điều trị ở người lớn. Tuy nhiên khi bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ, sẽ rất nguy hiểm khi không cho trẻ uống thêm nước. Hãy đưa trẻ đi găp bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài, mất nước hoặc có máu trong phân.

Bệnh tiêu chảy là gì?

Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng nhiều lần trong ngày với trọng lượng phân bài tiết cao trên ngày. Trong hầu hết trường hợp, tiêu chảy xảy ra một vài ngày nhưng đôi khi tiêu chảy có thể hàng tuần. có 2 loại bệnh tiêu chảy:

  • Bệnh tiêu chảy cấp tính: kéo dài một hoặc hai ngày và thường không nghiêm trọng, nhưng nó có thể được liên kết với một số bệnh khác.
  • Bệnh tiêu chảy mãn tính: đi cầu phân lỏng kéo dài khoảng 2 tuần, có thể gây ra bởi viêm loét đại tràng.

Các triệu chứng bệnh tiêu chảy thường gặp

  • Phân lỏng
  • Đi cầu nhiều lần trong ngày
  • Đau bụng quặn thắt
  • Đầy hơi
  • Đau đầu, buồn nôn
  • Mất nước, khát nước liên tục
  • Sốt
  • Phân có máu

Trường hợp nên gặp bác sĩ?

Đối với trẻ nhỏ, nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi:

  • Trẻ đi cầu từ 6 lần trở lên trong ngày
  • Tiêu chảy và nôn mửa cùng lúc
  • Phân lỏng
  • Có máu trong phân
  • Đau dạ dày nặng hoặc liên tục
  • Triệu chứng mất nước, khát nước
  • Tiêu chảy dai dẳng từ 5 đến 7 ngày

benh-tieu-chay-121213

Đối với người lớn cần gặp bác sĩ khi:

  • Có máu trong phân của bạn
  • Nôn mửa
  • Mất rất nhiều trọng lượng
  • Phân chảy rất nhiều nước
  • Tiêu chảy xảy ra vào ban đêm và làm phiền giấc ngủ của bạn
  • Sử dụng thuốc kháng sinh gần đây hoặc được điều trị tại bệnh viện
  • Có triệu chứng mất nước
  • Phân có màu đen – đây là dấu hiệu máu chảy bên trong dạ dày của bạn
  • Các trường hợp tiêu chảy ở người lớn kéo dài khoảng 2 ngày, hãy gặp bác sĩ nếu bạn tiêu chảy dai dẳng

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy nhưng nhiễm trùng ruột (viêm dạ dày) là nguyên nhân phổ biến ở cả người lớn và trẻ em.

  • Virus: một số virus gây tiêu chảy như norovirus hay rotavirus
  • Vi khuẩn và kí sinh trùng: thức ăn và nước bị ô nhiễm có thể truyền vi khuẩn cho cơ thể. Bệnh tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn và kí sinh trùng rất phổ biến khi đi du lịch ở các nước đang phát triển nên được gọi là tiêu chảy du lịch
  • Lo âu: xảy ra khi bạn bồn chồn, lo lắng vấn đề gì đó
  • Dị ứng: tiêu chảy xảy ra khi bạn ăn thực phẩm có thành phần gây dị ứng cho cơ thể
  • Thuốc: nhiều loại thuốc có thể gây ra tiêu chảy như thuốc kháng sinh
  • Đồ ngọt: nhiều người bị tiêu chảy do uống nhiều sữa chứa lactose; fructose trong trái cây và mật ong; chất ngọt nhân tạo trong các loại bánh kẹo
  • Phẫu thuật: bị tiêu chảy sau khi trải qua phẫu thuật ổ bụng hoặc túi mật
  • Các rối loạn tiêu hóa: các bệnh như viêm loét đại tràng, crohn, hội chứng ruột kích thích có thể gây ra tiêu chảy

Điều trị bệnh tiêu chảy

  • Hầu hết các trường hợp tiêu chảy nhẹ sẽ khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, do đó bạn nên uống nhiều chất lỏng cho đến khi khỏi hẳn. Đối với trẻ nhỏ điều quan trọng là giữ cho trẻ không bị mất nước, nên sử dụng giải pháp bù nước điện giải để bổ sung thêm ion cần thiết cho trẻ nhỏ
  • Nên ăn thức ăn rắn ngay khi có thể. Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ hay bú bình, bạn nên cho trẻ bú bình thường. Bạn nên tìm hiểu thêm về những gì nên ăn khi bị tiêu chảy tại đây http://ift.tt/2xzN5Nf nhé.
  • Ngưng làm việc và ở nhà cho đến ít nhất 48 giờ sau khi cơn tiêu chảy cuối cùng khỏi để ngăn ngừa lây lan bất cứ nhiễm trùng nào sang người khác
  • Trong trường hợp bạn tiêu chảy nặng và kéo dài, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị
    Ngăn ngừa tiêu chảy

Tiêu chảy thường do nhiễm trùng, bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh cao

Hand-washing

  • Rửa tay thật kĩ bằng xà bông và nước ấm sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn
  • Vệ sinh môi trường xung quanh, nhà vệ sinh, kể cả tay cầm và ghế với chất khử trùng sau mỗi lần bị tiêu chảy
  • Tránh dùng chung khăn, dao kéo và các dụng cụ với người khác
  • Giặt quần áo bẩn và ga giường riêng biệt với quần áo khác
  • Tiêm phòng vắc xin rotavirus để kháng khuẩn gây ra tiêu chảy.

Hầu hết biểu hiện của bệnh tiêu chảy khá rõ ràng, nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Hãy ăn uống hợp vệ sinh để tránh bị tiêu chảy nhé!

The post Bệnh tiêu chảy và những điều cần biết appeared first on 4 News.

Subscribe your email address now to get the latest articles from us

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2017. News 4idea - Trang tin tức Việt Nam.
Design by 4idea.vn.