Say nắng và cách sơ cứu kịp thời không phải ai cũng biết

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Say nắng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè. Nó làm cho con người cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu… và nguy hiểm hơn là đột quỵ nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì sẽ để lại các di chứng về thần kinh và dẫn đến tử vong là chuyện có thể.
Chúng ta cần phải hiểu được trong hoàn cành, điều kiện như thế nào thì con người sẽ dễ bị say nắng để phòng tranh và có cách xử lý kịp thời nếu có người bị say nắng

Nguyên nhân say nắng:

Say nắng ( hay còn gọi là sốc nhiệt) Do lao động hoặc đi dưới ánh nắng trong thời gian quá lâu. Các tia nắng mặt trời chiếu thẳng vào cổ gáy. Trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động và làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.

Say nắng thường biểu hiện nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh. Có những tổn thương có thể phục hồi hoặc không.

Say nóng: là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa cơ thể. Ánh mặt trời và sức nóng là 2 yếu tố gây ra stress với cơ thể.

Khi nhiệt độ của ánh mặt trời quá gay gắt kèm việc phải làm việc quá lâu dưới ánh nắng nóng bức trong một môi trường có điều kiện không tốt ( hầm, lò bức bối) hoặc hoạt động thể lực quá sức như các môn thể thao mạnh, cường độ làm việc nặng nhọc sẽ dẫn đến hiện tượng sinh nhiệt và lượng nhiệt hấp thu được lớn hơn nhiệt của cơ thể tỏa ra, do đó tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu

Biểu hiện của say nắng:

Ngất xỉu là triệu chứng đầu tiên của việc say nắng.
Triệu chứng đặc trưng của sốc nhiệt là trung tâm nhiệt độ cơ thể sẽ cao hơn 40,5 độ C. Thường thì ngất xỉu là dấu hiệu đầu tiên
Các triệu chứng khác:
Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.
Buồn nôn, nôn, yếu cơ, chuột rút, da đỏ, khô.
Thở nhanh và thở nông, nhịp tim đập mạnh hơn hoặc yếu hơn.
Co giật, hôn mê, mất phương hướng, kiểm soát.

Cách xử lý kịp thời cho say nắng:

Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho người bệnh: Việc tiến hành hạ thấp cho bệnh nhân là điều vô cùng quan trọng và cần thiết bởi say nắng là do thân nhiệt tăng và mất nước.

cap cuu say nang

Việc đầu tiên là nhanh chóng chuyển bệnh nhân vào nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo ra, cho bệnh nhân uống nước mát có pha thêm chút muối. Chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những chỗ có động mạch lớn đi gần ngoài da như bẹn, nách, cổ.

Nhúng bệnh nhân vào hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát.

Các bạn có thể gọi tới phòng hỗ trợ y tế để tham khảo các cách sơ cứu cho người say nắng.
Trường hợp bệnh nhân sốt cao và hôn mê không uống được nước, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tại đây bệnh nhân sẽ được bù nước và điện giải kèm các biện pháp hỗ trợ khác, nếu sốt cao quá có thể hạ sốt bằng paraxitamol. Phải dùng thuốc chống co giật nếu bệnh nhân co giật.

Phòng chống say nắng:

Không làm việc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt hay môi trường hầm, bí. Tránh làm việc quá sức.

Cần thiết phải trang bị các thiết bị, đồ bảo hộ lao động (nón, mũ, quần áo chống nắng, đồ bảo hộ lao động mắt kiếng, găng tay) khi lao động ngoài trời trong điều kiện môi trường không được tốt

Làm thoáng môi trường lao động như các xưởng, hầm vì đây là nơi dễ bị say nắng không

kém gì đi và làm việc dưới ánh mặt trời bức lửa.

Nếu không khát cũng nên bổ sung thêm nước, tốt hơn là nước trái cây, oresol.

Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp trong khi làm việc.

phong chong say nang

Sau khi đọc xong bài này bạn sẽ có nhiều hơn cho mình những kiến thức về cách chống say nắng, bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như mọi người xung quanh.

The post Say nắng và cách sơ cứu kịp thời không phải ai cũng biết appeared first on 4 News.

Subscribe your email address now to get the latest articles from us

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2017. News 4idea - Trang tin tức Việt Nam.
Design by 4idea.vn.