Kim cương được mệnh danh là “vua đá quý” bởi vẻ đẹp và sự quý hiếm. Chính vì sức hút khó cưỡng này, rất nhiều khách hàng mong muốn sở hữu những kim cương giá trị này. Vậy làm thế nào để mua kim cương đúng giá, sự thật về kim cương thiên nhiên kiểm định GIA là như thế nào?
1. Kim cương thiên nhiên được định giá như thế nào?
Đã từ rất lâu, kim cương được coi là món trang sức hoàn hảo mang đẳng cấp sang trọng bậc nhất. Tuy nhiên, cho đến giữa thế kỷ XX, vẫn chưa có bất kỳ một tiêu chuẩn thống nhất nào để đánh giá chất lượng kim cương. Tiêu chuẩn 4Cs - Cut - Colour - Clarity - Carat, được phổ biến bởi GIA - Gemological Institute of America, Viện Ngọc học Hoa Kỳ, một trong những đơn vị kiểm định kim cương phổ biến nhất thế giới, đã tạo ra một tiêu chuẩn để định giá kim cương.
Cut - Giác cắt của kim cương
Giác cắt của viên kim cương chính là hình dạng và quyết định khả năng chiếu sáng của viên kim cương trong mắt người xem. Một viên kim cương được mài cắt với tỷ lệ thích hợp sẽ có ánh sáng và độ lấp lánh hoàn hảo, thường được gọi là kim cương lửa mạnh.
Nếu được cắt quá nông hoặc quá sâu, kim cương sẽ bị tối và kém lung linh GIA đã phân loại các cấp độ cắt tổng thể cho từng viên kim cương theo mức độ: Xuất sắc (Excellent), Rất tốt (Very good), Tốt (Good), Khá (Fair) hoặc Kém (Poor).
Colour - Màu sắc của kim cương
Màu sắc của kim cương sẽ phản ánh “mức độ không màu” của một viên kim cương, kim cương càng không màu thì giá trị càng cao. Theo thang đo của GIA, các cấp độ nước của kim cương được chia thành 5 nhóm: Không màu (Colorless), gần như không màu (Near Colorless), mờ (Faint), vàng sáng (Very Light) và ngả vàng (Light).
Clarity - Độ trong suốt của kim cương
Độ trong suốt còn gọi là độ sạch của kim cương được định giá dựa trên các khuyết điểm có trên bề mặt và bên trong kim cương, phụ thuộc và vị trí tì vết bên ngoài và tì vết bên trong. Ví dụ, tì vết ở phần chóp dưới sẽ có mức giá cao hơn viên cương có tì vết tại bề mặt dễ nhìn thấy. GIA (Viện ngọc học Hoa Kỳ) đã sử dụng thang đo để phân loại 6 nhóm trong tổng số 11 cấp độ trong suốt của kim cương như sau:
Hoàn hảo (FL)
Hoàn hảo bên trong (IF)
Rất rất ít tì vết bên trong (VVS1 và VVS2)
Rất ít tì vết bên trong (VS1 và VS2)
Ít tì vết bên trong (SI1 và SI2)
Có tì vết bên trong (I1, I2 và I3)
Carat - Trọng lượng kim cương
Carat là đơn vị để đo trọng lượng của kim cương, kim cương có trọng lượng càng nặng thì giá càng cao. Nếu mua viên kim cương 1 carat có nghĩa là bạn đã mua chính xác 0,2 gram kim cương. Người Việt thường sử dụng milimet hay còn gọi là ly khi mua kim cương. Ví dụ 1 viên kim cương 4.5 ly sẽ vào khoảng 0.32 - 0.36 carat.
2. Những sai lầm thường gặp khi mua kim cương
Khi mua nhẫn kim cương, bạn cần chú ý tới việc kiểm tra mã cạnh & giấy chứng nhận kim cương GIA đúng với thông số 4Cs đã được giới thiệu để tránh trường hợp thông số trên giấy tờ và thông tin được cung cấp không trùng khớp với nhau.
Bên cạnh đó, một yếu tố ảnh hưởng tới giá kim cương nhưng bạn thường bỏ lỡ đó chính là tính huỳnh quang của kim cương. Kim cương có tính huỳnh quang sẽ phát ra ánh sáng (thường phổ biến nhất là màu xanh lơ) khi tiếp xúc với tia cực tím UV. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá trị của viên kim cương. Chính vì vậy nên cần lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các thông số trên giấy GIA trước khi tiến hành mua kim cương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét