Những nhận biết đúng chuẩn về kim cương thiên nhiên

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2022

 Trong tiếng Hy Lạp – Diamond – có nghĩa là không thể phá vỡ. Kim cương thiên nhiên là loại đá quý lâu đời nhất và là vật liệu thô cứng nhất trên trái đất, chúng cũng được sử dụng cho mục đích làm trang sức. Kim cương bao gồm cacbon kết tinh, được tạo ra hàng triệu năm trước dưới sức nóng khổng lồ (khoảng 1.250 °) dưới áp suất cao (40-60 atm) ở độ sâu 150-200 km, trong lòng dung nham đang nóng chảy. Các vụ phun trào núi lửa sẽ đưa các tinh thể thô lên bề mặt. Hầu hết các viên kim cương đều hơn 100 triệu năm tuổi.

kim cương thiên nhiên


Có lẽ nhiều người đã biết tiêu chuẩn 4C của Kim Cương là từ viết tắt của “Color” – màu sắc, “Carat” – trọng lượng, “Cut” – vết cắt và “Clarity” – độ trong của kim cương.

Vậy ý nghĩa của từng chữ “C” là gì?

    Color – Màu sắc:

Kim cương có màu sắc tự nhiên và trong suốt có thể nhìn thấy bên trong. Phạm vi màu sắc của viên kim cương được chia thành 5 nhóm từ không màu (Colorless), gần không màu (near colorless), hơi có màu (faint), màu rất nhạt (very light) đến vàng âu nhạt (Light). Màu sắc của kim cương là phép đo độ hiếm của viên kim cương ấy. Một viên kim cương càng gần “không màu” thì giá trị của nó càng hiếm và giá thành của nó rất cao.

Thang màu quốc tế được tạo ra bởi Viện Đá quý Hoa Kỳ (GIA) là ngôn ngữ tiêu chuẩn hóa để thảo luận về màu sắc của kim cương. Thang màu đầy đủ trải dài từ nước D đến Z, với kim cương nước D – E – F có màu trắng trong suốt, G – H – I – J gần như không màu, K – M sẽ có màu nhạt, N – R màu nhạt và đến kim cương nước S – Z có màu vàng.


    Cut – Vết cắt:

Vết cắt của kim cương là một trong những yếu tố quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp, độ hiếm, độ sáng, các mặt đối xứng và độ tán sắt của kim cương. Vì khi được khai thác kim cương chỉ là một viên kim cương thô. Hình dáng viên kim cương thô ấy sẽ ở rất nhiều hình dạng cho đến khi được những chiếc máy cắt kim cương đưa ra phương pháp tối ưu để làm sao cắt viên kim cương ấy tối đa năng suất và sự hoàn hảo. Và sau đó, những viên kim cương này sẽ qua các bước đánh bóng và mài giũa để trở thành một viên kim cương lấp lánh, rực rỡ trước khi đưa đến tay khách hàng. 

Và quan trọng hơn và vết cắt này sẽ ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ đến độ chiếu sáng và độ lửa của kim cương. Vì vậy, độ cắt giũa này được GIA chia thành 5 cấp độ từ hoàn hảo (Excellent) đến kém (Poor).

    Clarity – Độ trong:

Độ trong hay còn được gọi là độ tinh khiết của kim cương và được chia thành 5 nhóm với 11 cấp độ khác nhau. Và việc đánh giá độ tinh khiết của viên kim cương rất khó nhìn bằng mắt thường mà được các thương hiệu nhìn qua kính lúp với độ phóng đại 10x, 20x, 30x để cho ra số lượng của các vết trầy xước, màu sắc và vị trí của những vết gãy. Những viên kim cương không có hoặc ít tạp chất được coi là đặc biệt quý hiếm và có giá trị cao nhưng độ tinh khiết không làm ảnh hưởng quá nhiều đến vẻ đẹp của viên kim cương. 

     Carat – Trọng lượng kim cương:

Carat (K) được đặt đề cặp sau những con số là đơn vị đo trọng lượng của kim cương như kim cương 1K, 2K, 3K, 4K,… Đây là yếu tố quan trọng tác động lên giá trị của một viên kim cương vì viên kim cương có carat càng lớn sẽ càng hiếm và giá trị cao hơn những loại nhỏ. Nó thường là yếu tố dễ thấy nhất khi so sánh kim cương. Nhưng carat lớn chỉ là yếu tố nhỏ đến sự dao động giá thành của một viên kim cương vì giá thành một viên kim cương cao hay thấp còn được so sánh qua màu sắt, vết cắt và độ tinh khiết.

Ngoài 4C ở trên, nhiều thương hiệu còn đánh giá qua 5C “Cost” – giá cả, 6C “Certification” –  giấy kiểm định và thậm chí có những nơi còn đánh giá qua “Shape” – hình dạng viên kim cương.

    Hình Dạng Của Viên Kim Cương Thiên Nhiên

Hình dạng của viên kim cương đề cập đến hình dạng hình học của nó. Hình dạng là một yếu tố đầu tiên khi cân nhắc mua một chiếc nhẫn đính hôn bằng kim cương. Viên kim cương hình tròn là hình dạng phổ biến nhất ở thị trường. Nhưng ngày nay, càng có nhiều sự lựa chọn hơn trong những hình dạng lạ mắt của viên kim cương bao gồm kim cương hình bầu dục, hình công chúa, hình trái tim, hình tam giác, marquise, asscher, và hình giọt nước. Sự lựa chọn hình dạng ấy dựa vào sở thích, cá tính của từng người.



    Chứng Nhận Kim Cương Thiên Nhiên

Chứng nhận kim cương là chứng nhận về đặc điểm chất lượng và nguồn gốc của kim cương tại nơi cung cấp. Khi kim cương đã được chứng nhận thì người tiêu dùng sẽ yên tâm khi mua. Các chuyên gia đá quý được đào tạo với thiết bị chuyên dụng để đo trọng lượng, kích thước của viên kim cương cũng như đánh giá các đặc điểm chất lượng như đường cắt, màu sắc và độ trong.

Chứng nhận kim cương GIA là một trong những chứng nhận hàng đầu thế giới về chứng nhận kim cương. Bạn nên chọn một nơi uy tín, có đầy đủ các chứng nhận để đặt niềm tin khi mua nhẫn đính hôn kim cương. 

Subscribe your email address now to get the latest articles from us

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2017. News 4idea - Trang tin tức Việt Nam.
Design by 4idea.vn.