Thông báo mới về việc đưa Thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018


Số lượng Thực tập sinh – xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay đang gia tăng mạnh do nhu cầu tiếp nhận từ phái Nhật Bản cũng như nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản của lao động Việt Nam. Thị trường tiếp nhận Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản hiện […]

Số lượng Thực tập sinh – xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay đang gia tăng mạnh do nhu cầu tiếp nhận từ phái Nhật Bản cũng như nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản của lao động Việt Nam. Thị trường tiếp nhận Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản hiện nay đang là mũi nhọn về xuất khẩu lao động của Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần chấn chỉnh để tránh các phát sinh ảnh hưởng đến công tác phái của lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.



Thực hiện triển khai công văn số 1123/LĐTBH-QLLĐNN ban hành ngày 04/6/2016 của Bộ Lao động – TB và XH về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp chấn chỉnh hoạt động đưa thực tập sinh kỹ năng Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đàm phán với Tổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO) về một số nội dung liên quan đến hợp tác đưa Thực tập sinh kỹ năng Việt Nam sang Nhật Bản. Ngày 17/8/2016, Cục QLLĐ NN ban hành công văn số 1313/LĐTBXH-QLLĐNN hướng dẫn chi tiết thêm một số nội dung.

CHI TIẾT NỘI DUNG MỚI NHƯ SAU:
– Về số lượng doanh nghiệp phái cử Thực tập sinh của Việt Nam được hợp tác với một tổ chức tiếp nhận Thực tập sinh của Nhật Bản (được gọi là “Tổ chức quản lý giám sát”):

+ Tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản một năm tiếp nhận dưới 100 thực tập sinh Việt Nam được hợp tác với không quá 3 doanh nghiệp phái cử Thực tập sinh của Việt Nam;

+ Tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản một năm tiếp nhận từ 100 đến dưới 200 thực tập sinh Việt Nam được hợp tác với không quá 5 doanh nghiệp phái cử Thực tập sinh của Việt Nam;

+ Tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản một năm tiếp nhận từ 200 thực tập sinh Việt Nam trở lên: được hợp tác với các doanh nghiệp phái cử Thực tập sinh của Việt Nam không hạn chế số lượng.

– Về hợp đồng ký giữa doanh nghiệp phái cử và tổ chức tiếp nhận Nhật Bản: Để loại trừ cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến thiệt hại quyền lợi của thực tập sinh, nếu tổ chức tiếp nhận thực tập sinh của Nhật Bản ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp phái cử Việt Nam thì các điều kiện của hợp đồng ký với doanh nghiệp phái cử sau không được thấp hơn các điều kiện của hợp đồng đã được ký với doanh nghiệp phái cử Thực tập sinh trước đó.

Có thể bạn quan tâm: Xuất khẩu lao động miễn phí

Việc đưa ra các tiêu chí này sẽ giúp cho Thực tập sinh hưởng quyền lợi cao hơn, nếu trước đâu doanh nghiệp phái cử đến sau thường phải đưa ra các điều kiện hợp đồng thương thảo với tổ chức tiếp nhận TTS tháp hơn, ví dụ như giảm các khoản hỗ trợ từ xí nghiệp…. Vì vậy văn bản pháp luật mới ban hành này là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ thực tập sinh – xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Subscribe your email address now to get the latest articles from us

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2017. News 4idea - Trang tin tức Việt Nam.
Design by 4idea.vn.