Trẻ trên 6 tháng tuổi bên cạnh sữa mẹ trẻ cần được bổ sung thêm phần dinh dưỡng từ bên ngoài từ các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt nạc, trứng và sữa ngoài. Thêm thành phần protein để tăng cường năng lượng cũng như sức đề kháng cho bé.
Cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày để hấp thụ nhiều hơn chất dinh dưỡng so với bình thường.
-Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy nên ăn gì?
Theo các bác sĩ thì bú mẹ là cách tốt nhất giúp làm giảm nguy cơ mất nước cho bé bị tiêu chảy cấp. Vì thế các mẹ hãy cho bé bú theo yêu cầu và tăng số lần bú trong ngày càng nhiều càng tốt để bù lại lượng nước, cũng như dinh dưỡng đã bị mất. Trường hợp nếu trẻ không uống sữa mẹ thì cho trẻ uống sữa chiết xuất từ thiên nhiên (không dùng sữa động vật) nhưng pha loãng hơn (giữ nguyên lượng sữa, tăng gấp đôi lượng nước), cho ăn ít nhất 3 giờ/lần.
Khi bị tiêu chảy, bé thường mệt mỏi, ngủ li bì và không muốn ăn. Bé tiêu chảy mất nước nhiều nên hay khát. Chính vì thế bé bú nhiều hơn bình thường, mẹ cần ăn uống đầy đủ để sữa tiết ra đủ chất dinh dưỡng nhằm cung cấp năng lượng cho con.
Dinh dưỡng mẹ hấp thụ sẽ trực tiếp chuyển qua con qua đường bú sữa. Vì thế trước tiên mẹ cần giữ vệ sinh khi ăn uống để không để vi khuẩn gây tiêu chảy có dịp được xâm nhập. Ngoài ra mẹ cần thêm thành phần đạm, béo, bột đường. Tăng cường thức ăn chứa nhiều đạm như thịt lơn, cá, thịt bò. Mẹ ăn nhiều rau, củ, quả hơn để tăng cường vitamin vào thành phần sữa cho bé bú.
– Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Lúc này, mẹ hãy cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá. Gợi ý cho mẹ sẽ là: Bột gạo, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc. Đồng thời, mẹ hãy tránh dùng dầu mỡ để chế biến đồ ăn cho bé. Mà thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng dầu ăn nhé.
Vì trong thời gian mắc bệnh, hệ tiêu hóa của bé rất yếu nên mẹ nhớ cho bé ăn những món mềm, dễ tiêu hóa. Ví dụ như: cháo thịt gà băm nhỏ, súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát. Đặc biệt, mẹ cần lưu ý rằng phải nấu thật kỹ thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy.
Thêm 1 điều cần nhớ nữa là mẹ hãy cho bé ăn ngay sau khi nấu. Mục đích của việc này là nhằm đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Nếu bạn cho trẻ ăn những món đã nấu sẵn thì đừng quên hâm nóng nhé!
Để đảm bảo vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn cho bé, mẹ nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng và làm sạch các dụng cụ nhà bếp. Tốt nhất, mẹ nên nhúng các vật dụng như bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước đang đun sôi trước khi đựng thức ăn cho bé.
Vậy có nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn trái cây không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một số loại quả sau: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Đặc biệt, táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét